Thực hư về việc ăn vỏ tôm có tốt hay không?
16/05/2023
Canxi là một trong những thành phần quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là phát triển xương, duy trì hoạt động và giúp cơ bắp chắc khỏe, canxi không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Vậy chúng ta có nên ăn vỏ tôm để hấp thụ canxi nhiều hơn hay không? Cùng tìm câu trả lời dưới đây nhé.
Vỏ tôm có giúp bổ sung Canxi không?
Có rất nhiều người tin rằng, tôm chứa canxi ở vỏ, vì canxi là một trong những thành phần quan trọng tạo nên sự cứng cáp của vỏ tôm.
Theo GS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm, ĐHBK HN cho biết thực tế thì vỏ tôm không chứa nhiều canxi như tất cả những gì chúng ta nhầm tưởng. Tôm chứa nhiều canxi và lượng canxi này chủ yếu ở thịt, chân và càng tôm.
Vậy lý do gì vỏ tôm lại cứng chắc? Theo các nhà nghiên cứu thì vỏ tôm được cấu tạo chính từ chitin, một dạng chất giúp tạo nên vỏ của rất nhiều loại động vật, và chất này thường không dễ tiêu hóa.
Đây cũng là một trong những lý do bạn không nên ăn vỏ tôm nếu có vấn đề tiêu hóa, đặc biệt là với người bệnh, trẻ nhỏ thì ăn quá nhiều vỏ tôm còn có thể gây khó chịu, có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ cơ thể và quá trình trao đổi chất.
Mặt khác, chất chitin của vỏ tôm cũng có thể kết hợp với các thành phần chất khác trong thực phẩm, tạo nên kết tủa hoặc biến chất, có thể tạo ra độc tố, do đó, ăn vỏ tôm không giúp bạn hấp thụ thêm canxi mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.
Qua các thông tin trên chúng ta thấy được vỏ tôm không hề chứa nhiều canxi như mọi nghĩ, canxi chứa nhiều nhất là ở phần thịt tôm. Vỏ tôm không chỉ không chứa canxi mà còn chứa các chất có thể gây độc, không tốt cho hệ tiêu hoá. Vì vậy khi ăn tôm tốt nhất chỉ nên ăn phần thịt, không nên ăn vỏ tôm nhé.
Các bộ phận khác của tôm có ăn được không?
Đuôi tôm: Đuôi tôm không nhiều thịt như phần thân mà chủ yếu là vỏ nên cũng có thể ăn như vỏ tôm nhưng không có tác dụng bổ sung canxi.
Chân tôm: Cũng như vỏ và đuôi tôm, chân tôm ăn được nhưng không cung cấp chất dinh dưỡng nào. Mặt khác, nếu biết cách chế biến, chân tôm sẽ rất giòn, là một món phụ ngon lành, lạ miệng.
Đầu tôm: Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì đầu tôm là bộ phận dễ mang lại nhiều rủi ro khi ăn, không nên sử dụng để chế biến. Đầu tôm bao gồm phần vỏ cứng bao lấy các bộ phận khác từ hệ thần kinh, tiêu hóa cho đến bài tiết.
Việc ăn đầu tôm sẽ mang lại nguy co nhiễm giun sán, chất bẩn (do tôm ăn tạp) và cũng có thể bị ngộ độc từ chất thải trong đầu tôm. Đặc biệt lưu ý, không được để thai phụ ăn tôm, có thể bị nhiễm độc gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.
Cách chọn tôm tươi ngon
Quan sát thân tôm và đầu tôm: Tôm tươi có phần thân hơi cong, thịt căng chắc, tôm có thể không to và phần thịt sẽ không dày lên khác thường. Bạn nên chọn tôm có phần vỏ linh hoạt, còn nguyên vẹn. Đầu và chân tôm phải gắn chặt với thân. Vỏ tôm tươi phải bóng, trơn, sống giữa thân tôm sáng trong. Không nên mua những con tôm mà phần chân đã chuyển sang màu đen vì đây là dấu hiệu cho thấy chúng đã bị hỏng.
Quan sát đuôi tôm: Kiểm tra phần đuôi tôm sẽ giúp bạn xác dịnh được độ tuơi sống của chúng. Để kiểm tra độ tươi của tôm, bạn chỉ cần đưa tôm ra ánh sáng, kéo dài thân tôm và xem độ rộng giữa các khớp trên lớp vỏ và thịt. Nếu phần khớp rộng chứng tỏ là tôm đã để lâu hoặc để tủ lạnh. Khớp tôm càng hẹp thì tôm càng tươi. Ngoài ra, khi cầm tôm lên nếu thấy có cảm giác sạn dưới ngón tay hoặc tôm bị nhớt, dính vào nhau khi không nên mua.
Như vậy, sau khi tìm hiểu, chúng ta cũng thấy rằng vỏ tôm trên thực tế không chứa canxi và cũng không có nhiều dinh dưỡng cần thiết. Do vậy, đừng lầm tưởng và hãy chọn cho mình cách sử dụng thực phẩm tốt nhất cho gia đình. Ngoài ra, bạn cũng đừng quên bổ sung thêm các loại thực phẩm, hải sản khác cho bữa ăn gia đình, giúp mọi người có thể được chăm sóc đầy đủ và phát triển tốt nhất.
Hoài ngọc