Sự khác biệt giữa hai “ông hoàng xúc tua”: Mực và bạch tuộc

Mực và bạch tuộc không còn xa lạ với thực khách mê mẩn các loại hải sản. Cả hai đều là những thực phẩm dinh dưỡng, đặc biệt thích hợp để nhúng lẩu. Tuy nhiên, chúng có ngoại hình tương đối đồng điệu nên đôi khi vẫn gây ra sự nhầm lẫn cho thực khách. Vì vậy, Poseidon sẽ cùng bạn phân biệt mực với bạch tuộc. Đồng thời, tìm câu trả lời cho câu hỏi đâu là loại hải sản đáng thưởng thức hơn trong bài viết ngày hôm nay. 

Sự khác biệt giữa mực và bạch tuộc 

1. Môi trường sống 

Mực ống là những vận động viên bơi lội tài năng, chúng cũng là những kẻ săn mồi cực kỳ năng động nên thường sống ở đại dương rộng mở. Bạch tuộc lại có chút rụt rè hơn nên chúng thường được tìm thấy ở đáy đại dương hoặc ở những vùng đất thấp hơn mực. Thậm chí, bạch tuộc còn e dè ẩn náu trong kẽ rong biển. 

2. Đặc điểm nhận dạng 

Mực có phần thân dài, màu trắng và có vai trò như chiếc xương sống. Ngược lại, bạch tuộc không hề có vỏ cứng hay xương sống. 

Mực thường sống ở những vùng biển rộng mở (Ảnh: phunuvietnam.vn)

Mực có phần thân phía sau hình bầu dục và có nhiều gân gợn sóng. Trong khi đó, bạch tuộc lại có phần thân ở phía trước, hình mái vòm và có các tua xung quanh. 

Về số lượng xúc tua, mực có 8 tới 10 chiếc, hình dáng thon dài. Còn bạch tuộc chỉ có đúng 8 xúc tua, to và dài, đóng vai trò như những cánh tay, giúp chúng bắt con mồi và bò về phía trước. 

3. Thức ăn 

Thức ăn của mực là tôm, cá nhỏ hơn chúng ở những vùng biển trôi dạt. Mặt khác, bạch tuộc lại ưa thích động vật giáp xác như tôm, tôm càng xanh, cua và các loại nhuyễn thể. 

4. Cách ngụy trang, phòng thủ trước kẻ thù 

Cả 2 loài này đều có thể phun mực để ngụy trang, đánh lừa kẻ săn thù. Tuy nhiên, mực của con mực phun ra có màu đen xanh còn bạch tuộc chỉ một màu đen tuyền. 

5. Tập tính sinh sản 

Tập tính sinh sản của mực và bạch tuộc cũng có sự khác biệt rõ nét. Trong khi bạch tuộc là người mẹ luôn bảo vệ, che chở cho trứng tới khi nở thì mực lại là bà mẹ muốn con tự lập, nên chúng sẽ đẻ trứng trên đá hoặc san hô và để chúng tự nở độc lập. 

Bạch tuộc có tập tính sinh sản khác mực (Ảnh: webtretho.com)

6. Tuổi đời 

Bạch tuộc có tuổi đời ngắn hơn, chỉ từ 1 đến 3 năm. Còn mực nói chung lại có tuổi đời dài hơn, khoảng từ 3 đến 5 năm. 

Mực và bạch tuộc, loại nào ngon hơn? 

Mực và bạch tuộc là loại hải sản được nhiều thực khách ưa thích. Chính vì vậy, câu hỏi loại nào ngon miệng hơn thì rất khó để đưa ra được câu trả lời hoàn toàn chính xác. Bởi khẩu vị của mỗi thực khách là khác nhau. Bên cạnh đó, cách chế biến cũng ảnh hưởng nhiều tới trải nghiệm của bạn khi thưởng thức mực và bạch tuộc Tuy nhiên, có thể chắc rằng, cả hai loại đều mang hương vị thơm ngon, giòn, ngọt, ăn rất đã miệng. 

Mực ống được thực khách nhà Po cực kỳ ưa chuộng

Bạn nên chọn bạch tuộc nếu muốn thưởng thức hải sản với độ giòn cao. Trong khi đó, nếu bạn ưa chuộng thịt ngọt hơn thì chọn mực. Vì vậy,  khi cân nhắc nên mua bạch tuộc hay mực, hãy cân nhắc khẩu vị và sở thích của bạn cũng như gia đình nhé. 

Các món ăn ngon từ mực và bạch tuộc 

1. Mực 

  • Mực nướng sa tế 

  • Mực chiên bơ tỏi

  • Mực hấp gừng

  • Mực xào ớt chuông 

  • Mực nhồi thịt chiên giòn 

2. Bạch tuộc 

  • Sashimi bạch tuộc 

  • Bạch tuộc sốt cay 

  • Bạch tuộc chiên giòn 

  • Bạch tuộc nướng 

  • Lẩu bạch tuộc

Bạch tuộc tươi ngon tại Poseidon luôn được săn đón nồng nhiệt

Hy vọng bài viết đã giúp bạn dễ dàng phân biệt được hai loại hải sản quen thuộc - mực và bạch tuộc. Đồng thời giúp bạn chọn được đâu là loại hải sản phù hợp với khẩu vị của bản thân. Và đặc biệt, dù bạn thích mực hay bạch tuộc hơn nhưng hãy đến với Buffet Poseidon nhé. Những chú mực, bạch tuộc tươi ngon nhất đang chờ bạn ghé thăm và thưởng thức đó. 

Kim Tuyến

Đặt bàn thành công

0967088288