Những trường hợp nên tránh ăn tôm có thể bạn chưa biết
24/07/2023
Trong 100g tôm tươi thì phải có đến 18.4g protein dạng tinh khiết, rất tốt cho sức khỏe. Tôm cũng có ít chất béo hơn cá và gia cầm, nhưng lại nhiều vitamin A, kali, iốt, magiê, phốt pho và các nguyên tố vi lượng khác có lợi cho sức khỏe.
Theo Robin Danowski, giáo sư dinh dưỡng tại Đại học La Salle (Mỹ), tôm có tác dụng giảm viêm, tăng cường chức năng hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tuyến giáp và giảm nguy cơ mắc một số bệnh mãn tính.
Ai là người nên tránh ăn tôm?
Người đang bị ho không nên ăn tôm bởi sẽ khiến bệnh càng nặng hơn. Hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm khiến tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi. Nếu bị ho do dị ứng bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
Người bị đau mắt đỏ: Theo các bác sĩ chuyên khoa, ăn tôm khi bị đau mắt đỏ sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn. Ngoài tôm nói riêng, bạn cũng nên hạn chế các loại hải sản có mùi tanh khác như cua, mực, cá…
Người có hàm lượng cholesterol cao: Trong 100gr tôm có chứa tới 152mg Cholesterol vì thế đối với những người có hàm lượng Cholesterol cao, máu nhiễm mỡ hoặc có tiền sử các bệnh liên quan đến tim mạch thì không nên ăn nhiều tôm.
Người yếu bụng: Khi ăn đồ lạnh hay bị tiêu chảy hoặc dạ dày, đường ruột nhạy cảm với hải sản thì nên hạn chế ăn tôm. Nếu ăn quá nhiều tôm sẽ xuất hiện đau bụng, tiêu chảy.
Người mắc bệnh gút, tăng acid uric máu và viêm khớp: Không nên ăn hải sản nhiều vì nếu dung nạp lượng purine quá mức, chúng sẽ dễ lắng đọng các tinh thể acid uric trong khớp khiến cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
Người đang bị hen suyễn: Ăn tôm có thể gây kích ứng vùng họng, co thắt cơ khí quản. Vì thế, những người bị hen suyễn tốt nhất không nên ăn tôm để tránh bị lên cơn hen suyễn.
Người đang có triệu chứng viêm: Tôm có chứa các chất khiến cho chứng viêm nặng thêm. Bệnh nhân bị bệnh về u xơ tử cung không nên ăn tôm, cua và các loại hải sản khác.
Người bị cường giáp, có vấn đề về tuyến giáp: Trong tôm cũng như các hải sản khác có nhiều I-ốt có thể làm bệnh về tuyến giáp trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, nếu có vấn đề về tuyến giáp bạn nên hạn chế ăn tôm.
Người bị dị ứng hải sản: Những người bị dị ứng hải sản không loại trừ khả năng dị ứng với tôm dễ gây nổi mẩn đỏ hoặc các nốt sưng sau khi ăn nhiều chất đạm, đặc biệt là các loại tôm con nhỏ. Nếu từng bị hiện tượng này, bạn nên chú ý khi ăn, hoặc không nên ăn là tốt nhất.
Những thực phẩm không nên kết hợp cùng tôm
Như đã nói ở trên, tôm là nguồn thực phẩm thơm ngon, giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ăn tôm làm sao để tốt cho sức khỏe và cũng không phải ai cũng có thể ăn tôm.
Để có những món ăn ngon và bổ dưỡng nhất từ tôm, không chỉ phải chọn lựa những con tôm còn sống, tươi ngon, không ăn đầu tôm và bỏ đường chỉ đen trên lưng tôm, mà còn nên tránh không kết hợp với những thực phẩm này: bí đỏ, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, đậu nành, cà chua, táo đỏ.
Trên đây là những lưu ý Poseidon dành cho bạn. Ghi nhớ ngay để cân nhắc làm những món ngon từ tôm mà vẫn tốt cho sức khỏe nhé!
Thanh Thúy