6 điều thú vị về tâm lý học ăn uống

Dưới đây là 6 sự thật thú vị về tâm lý ăn uống của con người đã được nhiều nhà khoa học khảo sát và chứng minh. Bạn hay gặp trường hợp nào trong 6 trường hợp này?

1. Ăn nhiều rau và trái cây sẽ cải thiện tâm trạng của bạn

Nghiên cứu mới nhất cho thấy ăn rau và trái cây thực sự cải thiện tâm trạng của bạn vào ngày mai (White et al, 2013). Lý do là vì các vi chất dinh dưỡng như folate được tìm thấy trong trái cây và rau có thể giúp cải thiện trầm cảm.

Trong nghiên cứu 21 ngày của White et al. (2013) yêu cầu những người tham gia ghi họ đã ăn bao nhiêu rau và trái cây cũng như tâm trạng của họ. Kết quả cho thấy những người ăn nhiều rau và trái cây thường thường có tâm trạng tích cực hơn vào ngày hôm sau.

Như vậy, nếu ngày mai bạn có một cuộc hẹn quan trọng, thì hôm nay bạn biết nên bổ sung thêm gì cho bữa ăn rồi đấy.

Chúng ta càng kím nén thì chúng ta càng ăn nhiều!

2. Thức ăn lành mạnh giúp thúc đẩy người ta ăn nhiều hơn

Trong các nghiên cứu, khi con người được đưa cho cùng một loại thức ăn nhưng một được dán nhãn là lành mạnh hơn, họ sẽ ăn nhiều hơn so với khi nó được dán nhãn không lành mạnh.

Điều này rất dễ hiểu vì thức ăn lành mạnh tốt cho sức khỏe và tâm lý con người luôn nghĩ vậy. Cách chọn thức ăn không chỉ là thói quen mà còn là niềm tin, khi chúng ta thực sự luôn cân nhắc nạp điều gì đó tốt cho cơ thể.

3. Nếu chúng ta càng kìm nén sự thèm ăn thì chúng ta ăn càng nhiều

Những người đang ăn kiêng thường xuyên cố gắng kìm nén những ý nghĩ về thức ăn thường có xu hướng ăn vô độ sau đó theo nghiên cứu của Barnes & Tantleff-Dunn, 2010.

Vì thế, tốt nhất là hãy thả lỏng tâm trí và cơ thể một chút, đừng quá chiều chuộng những cũng đừng quá khắt khe bạn nhé!

Không phải chất béo nào cũng không tốt đâu nhé!

4. Không phải cứ chất béo là không tốt?

“Đừng ăn quá nhiều chất béo”, “Ăn chất béo không tốt cho sức khỏe”, “Không nên ăn chất béo”,… Đây chính xác là những câu nói quen thuộc của nhiều người khi bàn về việc nên ăn cái gì và không nên ăn cái gì.

Nhiều người đã tin rằng thực phẩm giàu chất béo là không tốt. Thế nhưng, sự thực thì không phải chất béo nào có hại vì có rất nhiều chất béo tốt cho sức khỏe.

Và hậu quả của điều này là mọi người tránh những món ăn nhỏ giàu chất béo để ăn những món ăn lớn nhưng ít béo. Trên thực tế, món ăn ít béo có thể chứa nhiều calo hơn đơn giản vì nó lớn hơn. Và điều này không chỉ làm tăng cân mà còn có hại cho sức khỏe.

5. Không tập trung vào bữa ăn khiến chúng ta ăn nhiều hơn

Có khi nào bạn trong trạng thái ăn vô thức, dù cảm thấy no nhưng tay vẫn bốc thức ăn bỏ vào miệng. Trong khi tâm trí chúng ta đang đi lang thang thì tay chúng ta xúc thức ăn nhanh hơn.

Các nghiên cứu cho thấy con người ăn nhiều hơn khi họ bị xao lãng, như đang xem tivi hoặc nói chuyện với bạn bè (Bolhuis et al, 2013) và kết quả là lại cảm thấy hơi hối hận vì mình đã ăn quá nhiều.

Hãy tập trung trong khi ăn để có bữa ăn chất lượng bạn nhé!

6. Tâm trạng không vui khiến chúng ta ăn thức ăn không lành mạnh

Đó chính là biểu hiện của việc ăn uống theo cảm xúc.

Khi con người có tâm trạng tồi tệ, họ có xu hướng tìm kiếm đồ ngọt và những đồ ăn vặt nhiều chất béo không lành mạnh. Từ đó, cơ thể cũng tiếp nhận nhiều hơn những thành phần không tốt cho cơ thể khiến bạn cảm thấy nặng nề và mệt mỏi hơn.

Hãy cẩn thận lúc tâm trạng không vui và cố gắng bình tĩnh điều chỉnh bản thân bạn nhé!

Đặt bàn thành công

0967088288