Hạt tiêu - Loại gia vị bé nhỏ mà bùng nổ hương vị ấm nồng

Hạt tiêu tuy nhỏ bé nhưng lại mang trong mình vị cay nồng ấm, cùng với mùi hương rất đặc trưng. Đây là loại gia vị quen thuộc trong gian bếp của nhiều gia đình Việt. Thế nhưng, bạn đã bao giờ tự hỏi hạt tiêu có nguồn gốc từ đâu và có tất cả bao nhiêu loại tiêu chưa? Cùng Poseidon tìm hiểu nhé. 

Hạt tiêu là gì? 

Hạt tiêu là quả của cây hồ tiêu. Loài cây này có thân dạng dây leo, mọc thành đốt. Ở mỗi đốt lại mọc rễ để cây có thể bám và leo lên cột, giàn. Lá hồ tiêu có điểm tương đồng với lá trầu nhưng bé hơn, cứng và dày hơn. 

Quả hồ tiêu mọc liên tiếp trên chuôi, với chiều dài khoảng 7 - 10cm, thậm chí 25cm. Mỗi quả là một hình cầu nhỏ, bán kinh khoảng 2 - 3mm. Thời gian thu hoạch tiêu rơi vào tháng 12 và kéo dài đến tháng 3 năm sau. 

Cây tiêu có tuổi thọ không quá cao, ưa thích những triền đồi cao ráo, mát mẻ, thoáng nước. Vì vậy, loài cây này được trồng nhiều ở các tỉnh Tây Nguyên, đảo Phú Quốc, Quảng Trị, Bình Phước, Bà Rịa Vũng Tàu và các nước trên thế giới như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan. 

Hạt tiêu chính là quả của cây hồ tiêu (Ảnh: doanhnghiephoinhap.vn)

Hạt tiêu xuất hiện từ khi nào? 

Cây hồ tiêu được người Ấn Độ phát hiện ra cách đây khoảng 2000 năm trước Công Nguyên, tại những khu rừng hoang phía Tây Nam nước này (vùng Assam và Ghats). Thời điểm đó, đây được coi là cống phẩm quý giá dâng lên vua chúa, thậm chí họ còn dùng tiêu để bồi thường thiệt hại chiến tranh. 

Mãi đến đầu thế kỷ 13, cây hồ tiêu mới được trồng rộng rãi và sử dụng như một loại gia vị trong nấu nướng.  Lúc đó, hồ tiêu được ví như vàng đen - trở thành một loại đơn vị tiền tệ để trao đổi hàng hóa. 

Vào khoảng thế kỷ 16, hồ tiêu vượt biên giới, lan rộng đến các nước khác trong khu vực Nam á và Đông Nam Á. Đến thế kỷ 19, hồ tiêu có mặt tại Châu Mĩ và Châu Phi 

Hồ tiêu xuất hiện tại Việt nam vào thế kỷ 17, khi thực dân Pháp xâm lược, người Pháp đã trồng chúng. Hiện nay, Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất trên thế giới. 

Việt nam có bao nhiêu loại tiêu? 

Tại Việt Nam có 5 loại phổ biến, đó là tiêu đen, tiêu xanh, tiêu trắng (tiêu sọ), tiêu hồng và hạt mắc khén Tây Bắc. 

1. Tiêu đen 

Đây là loại tiêu quen thuộc nhất trong gian bếp của các gia đình Việt Nam. Để có được tiêu đen, người nông dân sẽ thu hoạch những quả tiêu đã trưởng thành nhưng vẫn còn xanh. Dấu hiệu nhận biết tiêu đã có thể thu hoạch để làm tiêu đen là khi trong chùm hồ tiêu đã bắt đầu xuất hiện một vài quả đỏ hoặc vàng. Sau thu hoạch, quả sẽ được đem phơi. Khi phơi khô, vỏ quả sẽ săn cứng lại và có màu đen, đó chính là tiêu đen. 

 Ba chỉ bò Mỹ ướp tiêu đen trên quầy live Buffet Poseidon

Tiêu đen có vị cay, cùng với đó là mùi thơm nhẹ. Loại tiêu này thường được dùng để tăng vị cay ấm, tăng hương vị cho món ăn. Đặc biệt, sốt tiêu đen còn là loại gia vị ướp thịt “thần thánh”, giúp cho các món buffet nướng thơm ngon hết ý

2. Tiêu xanh

Tiêu xanh là quả hồ tiêu chưa chín lắm. Nông dân thường sẽ thu hoạch cả chùm khi tiêu còn xanh, hạt chưa tạo so tiêu và còn mềm. 

Loại tiêu này có vị cay nhẹ và hương thơm thoang thoảng ở mức độ vừa phải. Tiêu xanh có tính nóng ẩm, thường được dùng trong các món hầm để lấy hương và khử mùi của nguyên liệu. Ngoài ra, tiêu xanh còn được sử dụng trong các món nướng, trong đó không thể không nhắc tới ốc bươu nướng tiêu xanh dân giã mà vô cùng hấp dẫn. 

Thơm ngon khó cưỡng với món ốc bươu nướng tiêu xanh nhà Poseidon

3. Tiêu sọ (hồ tiêu trắng)

Tiêu sọ hay hồ tiêu trắng chính là loại tiêu thu được khi hái những quả hồ tiêu thật chín, vỏ đã chuyển đỏ và loại bỏ phần vỏ của chúng. 

Loại tiêu này có màu trắng xám hoặc trắng ngà, có mùi thơm hơn vì đã được loại bỏ phần tinh dầu cay và phần vỏ. Tuy nhiên, tiêu sọ lại cay hơn bởi quả được thu hoạch khi đã rất chín. 

Vì màu sắc đẹp, không làm mất đi tính thẩm mỹ của món ăn nên tiêu sọ thường được dùng để tạo mùi hương cho các thực đơn sang trọng. 

4. Tiêu hồng (tiêu đỏ)

Tiêu hồng hay còn được gọi là tiêu đỏ. Đây là một loại cây bụi nhỏ có tên tiếng Anh Pink Pepper.

Tuy gọi là tiêu hồng trong tiếng Việt nhưng chúng vốn dĩ không thuộc họ nhà cây hồ tiêu và cũng không phải hạt tiêu. Chúng được gọi là tiêu hồng bởi có vỏ hồng thắm và mang vị cay nồng ấm như các loại tiêu khác. 

5. Hạt mắc khén

Hạt mắc khén có vị cay và hương thơm khá tương đồng với tiêu. Đây là loại gia vị nổi tiếng của Tây Bắc. Chúng xuất hiện hầu hết trong các món ăn của người dân tộc khu vực này, đặc biệt là dân tộc Thái. 

Đặc biệt, hạt mắc khén còn cho cảm giác cay, tê tê đầu lưỡi và có hương thơm nồng gấp nhiều lần hạt tiêu. 

Hạt tiêu trong văn hóa ẩm thực 

Từ lâu đời, hạt tiêu được con người sử dụng làm gia vị khi chế biến các món ăn. Hạt tiêu xuất hiện trong gian bếp của mọi gia đình, từ những món ăn bình dân, tới những món ăn đắt đỏ, sang trọng. Đây là loại gia vị quốc dân tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. 

Tiêu là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của nhiều gia đình (Ảnh: hoptri.com)

Vị cay của tiêu cũng vô cùng đặc biệt mà không một loại gia vị nào có thể thay thế trên bản đồ gia vị. Chúng không cay nồng “ứa lệ” như ớt, cũng không khiến thực khách phải “nghẹn ngào” như mù tạt. Vị cay của tiêu nồng ấm, nhẹ nhàng nhưng có sức lan tỏa mãnh liệt.

Có thể ví tiêu như một vị “quân sư” trong làng gia vị. Bởi hạt tiêu có tác dụng khử tanh, tạo mùi thơm cho món ăn nhưng không làm đổi vị hay lấn át mất nguyên liệu. Hương thơm hay vị cay của tiêu thật vừa vặn cho mọi món ăn. 

Kim Tuyến

Đặt bàn thành công

0967088288